您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
NEWS2025-02-24 09:36:02【Thế giới】6人已围观
简介 Hồng Quân - 23/02/2025 15:50 Nhận định bóng đ kết quả bóng đá cúp c2kết quả bóng đá cúp c2、、
很赞哦!(979)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- Tồn kho 2 năm, Kia Sorento phải giảm giá xe cả trăm triệu đồng để xả hàng
- 4 đặc tính ưu việt của ‘Hoạch định Tài chính Tương lai’
- Xây dựng Hòa Bình bị phạt vì nhận chuyển nhượng bất động sản 120 tỷ từ Chủ tịch
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
- Đấu giá biển số sáng 11/1: Biển ngũ quý 7 của Hà Nội chốt giá cao chót vót
- Vinamilk tặng trẻ em nghèo Vĩnh Long 130.000 ly sữa
- Tình huống hy hữu khiến bác sĩ phải đưa thân nhiệt bệnh nhân về dưới 24 độ C
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Rakhine United, 16h30 ngày 24/2: Tiếp tục chìm sâu
- Đi 2.000km, đại gia Kiên Giang 'lỗ' 10 tỷ khi bán siêu xe McLaren 765LT
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
- Tôi là đứa ham vui nên mấy năm gần đây, khi con cái đã lớn, tôi cũng hăm hở đi họp lớp gặp bạn bè.
Sau mười mấy năm, tôi rất tò mò muốn biết bạn bè giờ ra sao? Có vài đứa bạn ngày xưa đi học “con chấy cắn đôi” mà ra trường đi làm thì biệt tăm, biệt tích. Gần dịp gặp mặt, tôi cứ lâng lâng cả tháng liền, tưởng tượng ra cảnh bạn bè tay bắt mặt mừng là thấy sướng rung rinh.
Lớp trưởng biết tôi có tài “chém gió” nên giao cho tôi khoản “tổng động viên anh em”, sao cho mọi người cũng hừng hực khí thế mà về họp mặt cho đông đủ.
Gì chứ khoản này tôi quá giỏi. Tôi ngồi mơ màng nghĩ về những câu chuyện xửa xưa như trái đất, rằng cái Lan xinh hiền như công chúa, cái Bình nghịch như quỷ sứ, bạn Tuấn đẹp trai tài tử khiến bao đứa con gái yêu thầm... Tôi còn giữ được mấy tấm ảnh thời quần thụng, áo đuôi tôm, tôi đăng hết lên Facebook rồi miêu tả, hú hét làm lũ bạn tôi cũng ầm ĩ theo.
Quả nhiên ngày họp lớp, bạn bè tôi tụ về khá đông. Nhiều bạn đi ô tô con, nhiều bạn phóng xe tay ga xịn, còn tôi thì í ới để đi ké đứa bạn. Gặp nhau ai cũng ăn mặc lịch sự, ăn nói thì không phải như tôi nghĩ, các bạn nói văn vẻ, khoa trương chứ không dân dã, thật thà như tôi.
Ảnh minh họa Bạn thì khoe mới tậu chung cư cao cấp, đổi xe ô tô mấy lần. Bạn thì nói đã đi du lịch khắp đất nước, còn đang lên kế hoạch đi mấy nước Châu Á, Châu Âu chơi cho biết. Bạn thì bảo, đang học lên tiến sỹ, giờ làm ở tòa nhà hiện đại nhất Hà Nội.
Các bạn hỏi: “Thu giờ làm gì, ở đâu”, tôi cũng cười ngượng bảo “tao kinh doanh ở nhà thôi, tiền ít tự do nhiều”. Thế là đứa bạn thân ngày xưa nhìn tôi lạnh nhạt, nó lấy cớ đi chúc rượu rồi chuồn ngay sang mâm khác.
Đi họp lớp mà không có gì để khoe như tôi, bạn bè nó quên tên ngay. Chứ bạn Hương làm trưởng phòng ở một công ty lớn thì khác. Hương hay đăng ảnh đi nước ngoài, ở khách sạn hạng sang nên bạn bè ngưỡng mộ lắm. Họp lớp, Hương lại chẳng “khiêm tốn” mà cứ kể bô bô những chuyến đi du lịch với chi phí đắt đỏ tại các nước trên thế giới. Vì thế, nhiều người xin số điện thoại của Hương, chứ dạng buôn bán vét đĩa như tôi, chẳng có ai ngó tới.
Ngay đứa bạn thân, bảo là cho nhau số điện thoại nhưng hết họp lớp, nó có a lô tôi câu nào đâu. Có lần tôi gọi cho nó thì nó trả lời nhanh như máy rồi kêu đang bận quá, tôi biết ý nên không liên lạc nữa.
Bẵng đi sau vụ họp lớp 3 tháng, bạn Hương chát trên Facebook với tôi than khổ than sở. Vì các bạn biết Hương giàu nên có đến 5 bạn ngỏ lời vay Hương tiền. Đứa nào cũng kêu việc cần kíp lắm, quan trọng lắm, ngại lắm mới dám hỏi vay Hương, nhờ Hương giúp đỡ. Nể quá nên Hương cũng chuyển khoản cho vay mà ớn đến tận cổ.
Bạn bè mỗi đứa 1 nơi, nhưng vay tiền qua điện thoại mà toàn mấy chục triệu. Hương bảo “mình kéo cày như trâu, có phải đại gia đâu mà bạn bè hỏi mượn tiền nhiều thế, ảnh đăng mạng xã hội toàn ảnh đi công tác, cơ quan đài thọ ăn ở chứ mình làm gì rủng rỉnh thế, chả hiểu chúng nó nghĩ gì”...
Sau đó, chắc do bức bối quá nên Hương lên Facebook nói bóng nói gió này kia, rồi cuối năm cũng lên tiếng đòi nợ. Vậy mới nói, đi họp lớp mà cứ khoe quá đà, cũng hãi lắm.
May là tôi thật thà, có sao nói vậy, tôi bảo tôi đi làm chỉ đủ ăn thôi...
Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống các phương thức thông tin, tuyên truyền tại Việt Nam, giúp truyền tải những thông tin chính thống, quan trọng tới đại đa số người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Mới đây, VietNamNet đã có buổi trao đổi với ông Phạm Bá Hùng, Giám đốc Công ty VTC Digital (Tổng công ty VTC, Bộ TT&TT). Buổi trò chuyện nhằm giải đáp các thắc mắc của nhiều người đối với Hệ thống thông tin nguồn, mô hình thành công trong việc chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở.
Ông Phạm Bá Hùng, Giám đốc Công ty VTC Digital, đơn vị phát triển Hệ thống thông tin nguồn. Ảnh: Lê Anh Dũng Nhiều người chưa biết đến Hệ thống thông tin nguồn do VTC phát triển. Ông có thể chia sẻ về mục đích ra đời của hệ thống này?
Ông Phạm Bá Hùng:Ở Việt Nam, bên cạnh những loại hình truyền thông thông tin phổ biến như truyền hình, truyền thanh radio, báo in, website tin tức, mạng xã hội, biển bảng ngoài trời, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một hệ thống truyền thông công cộng được số hóa sử dụng mạng lưới loa truyền thanh và bảng tin điện tử công cộng.
Bài toán thực tế đặt ra là cần có một giải pháp CNTT để quản lý, giám sát tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị đầu cuối này, cũng như cung cấp nội dung, bản tin chính thống để phát tại các cụm loa và bảng tin điện tử công cộng. Chính vì vậy Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở (HTTT) được ra đời.
Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở bao gồm HTTT nguồn Trung ương và HTTT nguồn cấp tỉnh, kết nối đồng bộ với nhau trong việc sử dụng, chia sẻ dữ liệu và quản lý hoạt động thông tin cơ sở xuyên suốt từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cơ sở.
Hệ thống này giúp truyền tải thông tin trực tiếp từ chính quyền tới người dân một cách nhanh chóng bằng cách phát nội dung bản tin tại các cụm loa và bảng tin điện tử công cộng thông qua môi trường Internet 3G/4G/5G, đặc biệt là trong những tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh.
Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở được giới thiệu với các địa phương. Ảnh: NVCC Trên thế giới đã có mô hình nào tương tự như hệ thống này?
Ông Phạm Bá Hùng:Trên thế giới cũng đã có những mô hình tương tự. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản đã đưa vào sử dụng hệ thống cảnh báo thiên tai tự động, hoạt động dựa vào những vệ tinh được phóng lên quỹ đạo.
Thông qua các vệ tinh, hệ thống có tên gọi "J-Alert" sẽ truyền những tín hiệu cảnh báo thảm hoạ thiên nhiên từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (MA) tới cơ quan phòng chống thiên tai ở các thành phố, thị trấn.
Hệ thống này còn có thể tự động kích hoạt các chuông báo động và hệ thống phát thanh khẩn cấp ở các địa phương. Nhờ đó, những tín hiệu cảnh báo sẽ được truyền ngay tới các cơ quan chức năng địa phương, giúp đẩy nhanh tốc độ sơ tán người dân khỏi những vùng có nguy cơ xảy ra thảm họa.
Đến nay đã có bao nhiêu địa phương trên cả nước sử dụng Hệ thống thông tin nguồn do VTC phát triển?
Ông Phạm Bá Hùng:Tổng công ty VTC đã triển khai chính thức Hệ thống thông tin nguồn tại Lai Châu, Long An và triển khai thí điểm mẫu tại Hải Phòng.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT, Tổng công ty VTC đang triển khai giai đoạn 2 Hệ thống thông tin nguồn Trung ương kết nối với các tỉnh, thu thập ý kiến phản hồi để tiếp tục nâng cấp.
Trên thực tế, VTC đang phối hợp chặt chẽ với Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) triển khai thí điểm diện rộng Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh tại các tỉnh/thành phố trên cả nước, kết nối với Hệ thống thông tin nguồn Trung ương và các thiết bị đầu cuối đã triển khai tại địa phương linh hoạt, đồng bộ.
Phổ biến, hướng dẫn các địa phương sử dụng, vận hành Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở. Ảnh: NVCC Tại những nơi được triển khai, hiệu quả mà hệ thống này mang lại ra sao?
Ông Phạm Bá Hùng:Việc triển khai đồng bộ HTTT nguồn thông tin cơ sở từ Trung ương đến địa phương theo mô hình liên thông 4 cấp, Trung ương - cấp tỉnh - cấp huyện - cấp xã sẽ hình thành nên một nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở, mang lại lợi ích lớn cho người dân, người làm công tác thông tin cơ sở và chính quyền các cấp.
Người làm công tác thông tin cơ sở sẽ được cung cấp các chức năng giám sát trạng thái hoạt động của mạng lưới thiết bị theo thời gian thực để kịp thời kiểm tra, khắc phục đảm bảo hệ thống hoạt động liền mạch.
Hệ thống còn đi kèm chức năng hỗ trợ sản xuất, biên tập tin tức như chuyển văn bản thành giọng nói, tiếp sóng các kênh phát thanh, giúp công việc được thực hiện dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức. Dù ở bất cứ đâu, chỉ cần smartphone hoặc laptop và kết nối Internet là có thể sử dụng, vận hành hệ thống.
Với người dân và chính quyền các cấp, hệ thống giúp truyền tải những thông tin thiết yếu, quan trọng như thông báo các sự kiện - hoạt động, thông tin về thời tiết, chính sách mới, yêu cầu của chính quyền... đặc biệt là những thông tin khẩn cấp như tình hình thiên tai, dịch bệnh…
Chính quyền các cấp cũng có thể quản lý, giám sát hoạt động, hiệu quả sử dụng của mạng lưới cụm loa, bảng tin điện tử công cộng tại địa phương trực tuyến theo thời gian thực.
Phải chăng các hệ thống thông tin cơ sở ngày càng phát huy vai trò khi được đặt đúng môi trường, bối cảnh phù hợp, đặc biệt là trong việc đối phó với các thảm họa, thiên tai?
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thăm quan gian hàng giới thiệu về Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở. Ảnh: Lê Anh Dũng Ông Phạm Bá Hùng: Hệ thống thông tin nguồn không những mang lại những giá trị và tác động tích cực vào cuộc sống thường nhật của người dân mà còn phát huy hiệu quả rõ rệt trong những tình huống, hoàn cảnh ngặt nghèo nhất mà điển hình là công tác ứng phó với đại dịch Covid-19 và cơn bão số 3 (Yagi) gần đây.
Trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế di chuyển, ra ngoài. Khi đó, các cán bộ truyền thanh đã sử dụng hệ thống thông tin nguồn để phát những nội dung tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn người dân phòng chống dịch ngay tại nhà, bằng chính chiếc điện thoại của mình.
Thông qua hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở, các cấp ở Trung ương, tỉnh, huyện cũng có thể gửi các nội dung, thông tin chính thống xuống phát tại các cụm loa truyền thanh và bảng điện tử công cộng để thông báo, chỉ đạo tới bà con.
Tương tự đối với cơn bão Yagi vừa qua, tại Hải Phòng, Quảng Ninh là những địa phương đang triển khai thí điểm Hệ thống thông tin nguồn của VTC cũng phát huy hiệu quả trông thấy.
Trong suốt thời gian bão tiến vào đất liền, các cán bộ vận hành đài truyền thanh xã đã thông qua hệ thống, liên tục phát các bản tin thông báo bão, đề nghị người dân trú tránh an toàn.
Loa truyền thanh, bảng tin điện tử công cộng hay bất cứ các phương tiện truyền thông thông tin cơ sở nào khác, khi được sử dụng đúng mục đích sẽ đều phát huy được hiệu quả cao nhất. Khi mang tới cho bà con những nội dung thiết thực, hữu ích, nhanh chóng, kịp thời nhất, các phương tiện thông tin cơ sở chắc chắn sẽ được đón nhận.
VTC có dự định gì tiếp theo đối với hệ thống thông tin nguồn? VTC có tính đến chuyện xuất khẩu hoặc thương mại hóa sản phẩm đặc thù này?
Ông Phạm Bá Hùng:Trước hết, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của VTC sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để cập nhật, nâng cấp các chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các nghiệp vụ giám sát, vận hành, chia sẻ nội dung của Cục Thông tin cơ sở, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
VTC sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Từ đó, biến Hệ thống thông tin nguồn trở thành cánh tay nối dài của Bộ TT&TT trong việc triển khai các hoạt động chuyển đổi số, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
Mục tiêu lớn nhất của VTC là đóng góp công sức, trí tuệ, nguồn lực của mình cùng với Cục Thông tin cơ sở và các đơn vị liên quan, hình thành nên một nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số chung của đất nước.
Tại hội nghị quốc tế Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI 16) diễn ra vào tháng 9/2023, VTC vinh dự được Bộ TT&TT chọn làm đơn vị tham gia triển lãm, giới thiệu Hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở riêng có của Việt Nam với các nước ASEAN và đã để lại những ấn tượng đậm nét.
Trong khuôn khổ hội nghị, VTC đã tổ chức một số buổi giới thiệu, trao đổi thảo luận về Hệ thống thông tin nguồn với đoàn công tác của các nước quan tâm và nhận thấy, nhiều quốc gia trong khu vực cũng có nhu cầu với sản phẩm này. VTC vẫn giữ liên lạc, thường xuyên trao đổi thông tin với các đầu mối trong khu vực để tìm kiếm và kịp thời nắm bắt những cơ hội trong thời gian tới.
Cảm ơn ông!
Vì sao ngành tòa án tích cực chuyển đổi số bằng trợ lý ảo?Trợ lý ảo tòa án là minh chứng cho sự đổi mới của ngành tòa án Việt Nam, nhằm cải thiện hiệu quả công việc, giảm tải cho các thẩm phán và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.">Việt Nam sẽ hình thành nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở
Trong danh sách đề cử 20 món soup ngon nhất thế giới năm 2024, phở của Việt Nam được CNN nhận định là có hương vị thơm ngon nhờ quế, hồi và một số loại gia vị làm ấm thân nhiệt khác có trong nước dùng.
"Món phở bò chính hiệu phải đi kèm những lát thịt bò được ninh chín trong nước dùng", Andrea Nguyen mô tả món ăn trong cuốn sách "The Pho Cookbook".
Vị đầu bếp này cho rằng hiện nay các nhà hàng phục vụ nhiều loại phở với đa dạng hương vị. Nhưng phở bò là vị nguyên bản, cũng là phiên bản được yêu thích nhất ở Việt Nam, với nhiều lựa chọn đi kèm bao gồm thịt bò tái, hỗn hợp thịt bò tái, ức và gân. Ở Hà Nội, người dân còn ăn phở kèm với dăm ba chiếc bánh quẩy.
Ngoài phở bò, những món ăn khác cũng có mặt trong danh sách này là: món súp Banga của Nigeria, súp củ cải đỏ borscht Ukraine, súp hải sản bouillabaisse của Pháp, súp rau củ caldo verde Bồ Đào Nha, súp rau thịt Chorba frik ở Algeria, Libya và Tunisia, súp tôm kem chupe de camarones Peru, súp thịt cừu Kharcho Georgia, mì Lan Châu Trung Quốc, tom yum Thái Lan và mì ramen Nhật Bản.
Theo CNN
">20 món có nước ngon nhất thế giới: Phở bò Việt Nam đứng thứ 2
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
Thầy thuốc Trung tâm Nam học phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC Vị bác sĩ cho biết thêm anh M. từng phẫu thuật hạ 2 tinh hoàn ẩn trong ổ bụng từ 12 năm trước. Phẫu thuật hạ tinh hoàn khi đã 27 tuổi được đánh giá là muộn. Dù đã hạ tinh hoàn xuống bìu nhưng kích thước tinh hoàn nhỏ, không tìm thấy tinh trùng trên mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ.
Trong lần khám lại sau phẫu thuật 4 tháng cách đây không lâu, bệnh nhân ổn định, không phát hiện di căn. Bác sĩ đã giải thích nguy cơ ung thư cả tinh hoàn bên phải về sau cho bệnh nhân.
"Với bệnh nhân này, dù ung thư di căn có thể được kiểm soát nhưng tỉ lệ có con rất thấp do tinh hoàn phải bị tác động của hóa chất làm teo nhỏ đi", đại diện nhóm nghiên cứu Trung tâm Nam học Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Ung thư tinh hoàn gặp ở khoảng 1% nam giới và là ung thư thường gặp nhất ở độ tuổi 15 đến 34. Đáng nói tình trạng tinh hoàn ẩn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn (5-10% bệnh nhân ung thư tinh hoàn có tiền sử ẩn tinh hoàn), trong khi đây là bệnh lý bẩm sinh phổ biến ở trẻ trai với tỷ lệ 3-5% ở trẻ đủ tháng, 30-45% ở trẻ sinh non.
Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn làm giảm nguy cơ chung ung thư tinh hoàn, và việc này thực hiện càng sớm trước tuổi dậy thì càng có ý nghĩa bảo vệ cho trẻ. Điều này làm giảm khả năng ung thư và đảm bảo chức năng nội tiết, sinh sản; giảm nguy cơ teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn... Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật hạ tinh hoàn sớm, nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn cao hơn ở bệnh nhân ẩn tinh hoàn.
PGS.TS Nguyễn Quang, Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, cho biết ngày 22/7 sẽ diễn ra hội nghị khoa học toàn quốc về y học giới tính với sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các chuyên ngành liên quan trong và ngoài nước. Hội nghị sẽ cập nhất các báo cáo, tiến bộ trong điều trị bệnh lý dương vật, sự lão hoá hệ sinh sản nam, rối loạn sinh dục nữ, hỗ trợ sinh sản...
Ung thư vú ở nam giới: 5 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh
Dù thường được coi là căn bệnh của phụ nữ nhưng ung thư vú vẫn xảy ra ở cả nam giới.">Phát hiện mắc ung thư tinh hoàn từ dấu hiệu tinh hoàn trái to bất thường
Estonia đã xây dựng nền tảng xã hội thông tin toàn diện. Ảnh: EW Estonia đã số hóa hầu hết các dịch vụ công, từ khai thuế, đăng ký kinh doanh, đến bỏ phiếu điện tử. Hơn 99% dịch vụ công có thể được truy cập trực tuyến 24/7, giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả chính phủ và người dân.
Ngoài ra, chính phủ còn xây dựng X-Road, một nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia, cho phép các cơ quan công quyền và tổ chức tư nhân chia sẻ thông tin an toàn, hiệu quả.
Hệ thống này đảm bảo rằng dữ liệu chỉ cần nhập một lần và có thể được sử dụng bởi nhiều bên, giảm thiểu sự trùng lặp và tăng tính minh bạch.
Việc số hóa đã giúp Estonia tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính và tăng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. Theo ước tính, việc khai thuế trực tuyến chỉ mất khoảng 5 phút và 98% người dân sử dụng dịch vụ này.
Môi trường kinh doanh thuận lợi với thủ tục nhanh chóng và minh bạch đã thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ như Skype, TransferWise (nay là Wise) và Bolt.
Bỏ phiếu điện tử (i-Voting) được giới thiệu từ năm 2005, cho phép người dân bỏ phiếu từ bất kỳ đâu. Điều này đã tăng cường sự tham gia của cử tri và làm cho quá trình bầu cử trở nên thuận tiện hơn.
Biến nguy thành cơ
Cuộc tấn công mạng năm 2007 nhằm vào Estonia đánh dấu cuộc tấn công mạng quy mô lớn đầu tiên trên thế giới nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, làm tê liệt nhiều hệ thống trọng yếu trong thời gian dài.
Vụ tấn công này không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội mà còn thúc đẩy Estonia, cũng như các tổ chức quốc tế, đặc biệt là NATO, thay đổi cách nhìn nhận và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng.
Từ một nạn nhân, Estonia đã trở thành trung tâm an ninh mạng. Ảnh: EW Từ ngày 27/4 đến ngày 18/5/2007, các hệ thống kỹ thuật số và hạ tầng mạng của quốc gia Baltic bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) có nguồn gốc từ nhiều địa chỉ IP khác nhau trên toàn cầu.
Các website chính phủ, cơ quan công quyền, tổ chức tài chính, cơ sở hạ tầng truyền thông và viễn thông bị tấn công nghiêm trọng, thậm chí dịch vụ điện thoại di động cũng tê liệt.
Từ sự cố này, Estonia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc không chỉ bảo vệ hạ tầng mạng của quốc gia mà còn phát triển các giải pháp an ninh mạng tiên tiến dựa trên công nghệ Blockchain để phòng tránh các cuộc tấn công trong tương lai.
Trong đó, điểm nhấn là sáng kiến tiên phong về an ninh mạng, có tên Chương trình Cybersecurity as a Service (Dịch vụ an ninh mạng - CSaaS), nhằm cung cấp an ninh mạng linh hoạt và hiệu quả, hỗ trợ không chỉ cho các tổ chức chính phủ mà còn cho các doanh nghiệp và cá nhân.
CSaaS của Estonia là một hệ thống bao gồm nhiều dịch vụ bảo mật được cung cấp dưới dạng dịch vụ, cho phép các tổ chức và cá nhân có thể sử dụng một cách linh hoạt và tùy chỉnh.
Các dịch vụ này bao gồm quản lý rủi ro, giám sát luồng dữ liệu, phòng thủ mạng tự động và chủ động tích hợp AI và máy học, mã hóa dữ liệu đám mây, xác thực hai yếu tố…
Bên cạnh đó, Estonia đẩy mạnh nâng cao nhận thức người dân về an ninh mạng, thông qua loạt chương trình giáo dục và đào tạo về “vệ sinh mạng” (cyber-hygiene) với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ mạng và cách phòng tránh, giúp người dân hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo mật cần thiết trong cuộc sống số hàng ngày.
Với một nền tảng mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn, CSaaS của Estonia không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ an ninh mạng quốc gia mà còn là hình mẫu tiên tiến cho các quốc gia khác học hỏi và triển khai trong kỷ nguyên số.
Trung tâm phòng thủ mạng
NATO chính thức công nhận không gian mạng là một miền hoạt động chiến tranh vào năm 2016, tương tự như các miền truyền thống khác như không gian, biển, đất liền và không trung.
Điều này có nghĩa là các hoạt động trong không gian mạng có thể được coi như một phần của chiến tranh hiện đại, và có thể kích hoạt các điều khoản phòng thủ tập thể của khối.
NATO CCDCOE là trung tâm hàng đầu của NATO trong nghiên cứu, phát triển và triển khai giải pháp phòng thủ/tấn công mạng. Ảnh: EW Với kinh nghiệm thực tiễn của Estonia trong cuộc tấn công mạng 2007, cơ sở là nền tảng xã hội thông tin toàn diện và cam kết của chính phủ, năm 2008, NATO quyết định thành lập Trung tâm Phòng thủ Không gian mạng (NATO Cooperative Cyber Defence Centre of Excellence - CCDCOE) đặt tại Tallinn.
Trung tâm này là một cơ sở nghiên cứu và huấn luyện quốc tế hàng đầu về an ninh mạng, đóng vai trò chính trong việc xây dựng các chiến lược phòng thủ mạng cho NATO và các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, Estonia cũng đã chứng minh năng lực xây dựng và duy trì hệ thống phòng thủ mạng mạnh mẽ. Sau cuộc tấn công mạng năm 2007, chính phủ Estonia đã đầu tư mạnh vào công tác an ninh mạng, bao gồm việc phát triển các công nghệ mã hóa tiên tiến, sử dụng blockchain để bảo vệ dữ liệu công, và phát triển các giải pháp phòng thủ mạng linh hoạt.
Quốc gia này cũng đã xây dựng Đội Ứng phó Khẩn cấp An ninh mạng Quốc gia (CERT-EE), một trong những đội chuyên gia hàng đầu tại châu Âu trong việc xử lý và phản ứng nhanh trước các cuộc tấn công mạng.
Việc NATO đặt CCDCOE tại Estonia không chỉ giúp nước này tăng cường an ninh mạng mà còn biến đây trở thành trung tâm hợp tác về an ninh mạng, nơi các quốc gia thành viên có thể chia sẻ thông tin, nghiên cứu và phát triển các giải pháp phòng thủ mạng mới.
Như vậy, từ một nạn nhân, Estonia đã trở thành quốc gia tiên phong trong bảo vệ không gian mạng, cùng với đó là vị thế nâng tầm đáng kể trong khu vực châu Âu nói chung và NATO nói riêng.
(Theo OECD, GovInsider, CDI)
Mười năm chuyển đổi số định hình vị thế Singapore trên bản đồ công nghệ thế giớiChuyển đổi số tại Singapore trong vòng 10 năm qua đã làm thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh của quốc đảo này, từ kinh tế, xã hội đến cơ sở hạ tầng và quản trị nhà nước.">Từ quốc gia 1,3 triệu dân đến mắt xích quan trọng cấu trúc an ninh mạng NATO
Một dự án “treo” cả thập kỷ nằm tại vị trí đắc địa phía Tây Hà Nội. Ảnh: Hồng Khanh Đối với 295 dự án với tổng diện tích hơn 2.200ha đất đã có chỉ đạo thực hiện tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid- 19. Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 giảm 55 dự án so với cuối năm 2023 (350 dự án).
Trong đó, có 110 dự án với tổng diện tích hơn 330ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng được UBND TP quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng (có 42 dự án được kéo dài thời gian gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid- 19).
Trong danh sách này có dự án Nam Đàn Plaza của CTCP Địa ốc Dầu khí Viễn thông tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) được chuyển từ nhóm thu hồi sang gia hạn.
Tại dự án công trình thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc (Cầu Giấy) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tháng 10/2023, UBND TP có quyết định kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất là 11 tháng.
Ngoài ra có thể kể đến các dự án như: Dự án Xây dựng trụ sở Ngân hàng Công thương (VietinBank) – CN Bắc Thăng Long (Đông Anh) của Ngân hàng TMCP VietinBank; dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp của CTCP Tập đoàn Đầu tư Long Giang tại Long Biên; Khu chung cư quốc tế Booyoung Việt Nam (Hà Đông); dự án Bệnh viện Nam Cường (Hà Đông) và dự án tại khu B thuộc khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông) của Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường; dự án khu đô thị mới tại lô đất N1+N3 thuộc khu đô thị Quốc Oai (Quốc Oai) của CTCP Tập đoàn C.E.O…
Đối với 185 dự án với tổng diện tích hơn 1.900ha đất, đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, UBND TP giao các Sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện giám sát, tiếp tục đôn đốc thực hiện đối với từng dự án.
Tiếp tục thanh, kiểm tra 117 dự án “ôm đất”
Ngoài 712 dự án trên, UBND TP Hà Nội cho biết, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn để tiếp tục đề nghị xử lý đối với 117 dự án nằm ngoài danh sách nêu tại báo cáo số 451 năm 2023 của UBND thành phố.
Trong đó, 60 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 57 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cụ thể, 20 quận, huyện có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm gồm: Hoài Đức (3 dự án), Nam Từ Liêm (12 dự án), Bắc Từ Liêm (6 dự án), Sóc Sơn (9 dự án), Đống Đa (1 dự án), Thanh Xuân (2 dự án), Hà Đông (12 dự án), Hoàng Mai (6 dự án), Thạch Thất (19 dự án), Phúc Thọ (1 dự án), Đan Phượng (1 dự án), Cầu Giấy (1 dự án), Thanh Oai (2 dự án), Quốc Oai (1 dự án), Ba Vì (6 dự án), Thanh Trì (6 dự án), Gia Lâm (1 dự án), Mỹ Đức (1 dự án), Tây Hồ (3 dự án), Long Biên (24 dự án).
Có 10 quận, huyện, thị xã không có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm gồm: Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Ba Đình, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Hai Bà Trưng, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm, Sơn Tây.
Đối với 117 dự án này, ngày 24/6, UBND thành phố đã có văn bản phân công nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý theo đề xuất mới của UBND các quận, huyện, thị xã.
Bộ Xây dựng xử lý sao với dự án 'đắp chiếu', người mua nhà mắc kẹt?Theo Bộ Xây dựng, nhiều dự án chung cư rơi vào cảnh chậm tiến độ “đắp chiếu” dở dang, nhiều biệt thự trong khu đô thị xây lên rồi bỏ hoang gây lãng phí rất lớn về đất đai, tiền của,... cần sớm được xử lý.">Hà Nội khai tử hơn 150 dự án, loạt dự án ‘treo’ được gia hạn